Móng là gì? Móng băng là gì?
Móng (hay móng nhà, móng nền) là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng, quyết định tính bền vững cho toàn công trình. Móng đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ, chịu trực tiếp tải trọng của công trình bên trên vào nền đất, giúp công trình chống lại sức ép của trọng lực lên từng tầng lầu khối lượng. Móng băng là loại móng được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà dân hiện nay. Được nhận biết dưới dạng loại móng chạy dài dưới hàng cột hoặc hàng tường, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, móng băng truyền tải trọng tương đối đều xuống đất nền và đảm nhận nhiệm vụ đỡ tường, đỡ cột.
Quy trình làm móng băng nhà phố tại Tân Phú:
Bước 1: Chuẩn bị
Giải phóng mặt bằng thật sạch sẽ, bằng phẳng và không còn bất kỳ chướng ngại gì. Sau đó chuẩn bị và kiểm tra chu toàn các nguyên vật liệu cần thiết gồm: xi măng, cát, sỏi đá, thép, máy trộn bê tông, xe đẩy, xô xách, xẻng,… Khối lượng và số lượng nguyên vật liệu dựa theo đúng các tính toán về kết cấu của công trình.
Bước 2: Đào móng
Dựa vào hồ sơ thiết kế, các bạn xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất đã được san phẳng và đào móng theo trục. Sau đó dọn sạch khu vực móng vừa đào, nếu có nước ở hố móng phải hút sạch để khu vực móng luôn được khô ráo.
Bước 3: Gia công cốt thép
– Chuẩn bị thép và kiểm tra chất lượng thép trước khi gia công cốt thép: Thép sạch, không gỉ sét, không bám bùn đất.
– Các mối nối có thể dùng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn mối nối. Dù chọn phương pháp nào cũng phải đảm bảo kỹ thuật và phần cốt thép phải được bố trí theo phương chịu lực của thép.
Bước 4: Đóng cốt pha
Trước khi tiến hành rót bê tông thì giai đoạn đóng cốt pha cần được chú trọng. Các bạn phải chọn ván khuôn không mục nát, gia cố chắc chắn bằng đinh tại các vị trí tiếp xúc.
Yêu cầu: Ván khuôn được đặt theo lưới thép định trước, các thanh chống được kê trên tâm gỗ dày ít nhất 4cm, tim móng và cột luôn được định vị và xác định được cao độ.
Bước 5: Đổ bê tông
Đây là khâu cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, chất lượng bê tông có hoàn hảo thì móng mới đạt đến độ bền, độ chịu tốt nhất.. Muốn vậy thì cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc trộn vữa và bảo dưỡng bê tông sau khí đổ.
Tỷ lệ pha trộn vữa làm đúng theo chỉ dẫn của kỹ sư có chuyên môn. Không được để bất kỳ loại rác nào lẫn trong vữa.
Cố gắng đổ bê tông trong điều kiện thời tiết không mưa, nhiệt độ từ 20 – 30 độ. Tránh ngày nắng nóng cao điểm khiến bê tông bị mất nước nghiêm trọng.
Liên tục giữ ẩm cho bê tông trong vòng 1 tháng đầu tiên để đảm bảo quá trình thủy hóa của bê tông được diễn ra thuận lợi, cường độ phát triển của bê tông đạt được tối đa.
Tránh cho bê tông khỏi các va chạm vật lý trước khi dỡ cốp pha
Chỉ được tháo dỡ cốp pha sau ít nhất 28 ngày khi cường độ bê tông đáp ứng được tĩnh tải.
Là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong việc thi công nhiều công trình lớn, nhỏ, Xây Dựng Hải Nam hiểu rõ về tầm quan trọng của móng. Vì thế, ở hạng mục này, Hải Nam rất cẩn trọng từ khâu khảo sát hiện trạng, địa chất, cho đến giai đoạn thiết kế, thi công. Nếu còn băn khoăn về các vấn đề liên quan đến làm móng nói riêng và xây dựng, sửa chữa nhà nói chung, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0975173986 để được hỗ trợ nhanh chóng.